Mở trung tâm dạy thêm cần thỏa điều kiện và làm thủ tục gì?
Tháng hai 27, 2025 | Doanh nghiệpHiện nay, nhu cầu học thêm của học sinh ngày càng gia tăng. Nhiều phụ huynh mong muốn con mình có cơ hội bổ sung kiến thức, cải thiện điểm số và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho những ai có chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và muốn mở trung tâm dạy thêm. Tuy nhiên, để trung tâm hoạt động hợp pháp và hiệu quả, bạn cần đáp ứng các điều kiện và hoàn thành thủ tục pháp lý. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay bài viết dưới đây!

Xem thêm:
- Mã số thuế đuôi 888 là gì? Đối tượng sử dụng và cách thức đăng ký
- Chữ ký số là gì? Tìm hiểu về quy định pháp luật và quy trình tạo
- Lưu ý khi thay đổi địa chỉ kinh doanh các doanh nghiệp đã biết?
Điều kiện mở trung tâm dạy thêm
Trước khi mở trung tâm dạy thêm bạn cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, an toàn cho học viên và tránh rủi ro pháp lý. Việc tuân thủ đúng điều kiện giúp trung tâm hoạt động ổn định và tạo dựng uy tín lâu dài.

Đăng ký kinh doanh theo quy định
Trung tâm dạy thêm phải đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Chủ trung tâm cần lựa chọn mô hình phù hợp, chẳng hạn như:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Hộ kinh doanh cá thể
- Công ty hợp danh
Việc đăng ký kinh doanh giúp trung tâm hoạt động hợp pháp, thuận tiện trong việc kê khai thuế và tránh các rủi ro pháp lý.
Công khai thông tin hoạt động giảng dạy
Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, trung tâm dạy thêm cần công khai minh bạch các thông tin sau trước khi tuyển sinh:
- Danh sách môn học được tổ chức dạy thêm.
- Thời lượng giảng dạy cho từng môn theo khối lớp.
- Địa điểm, hình thức và thời gian tổ chức dạy thêm.
- Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy.
- Mức học phí thu từ học viên.
Thông tin này cần được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết trực tiếp tại trung tâm để đảm bảo phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng tra cứu. Đồng thời trung tâm cần xây dựng chương trình giảng dạy bài bản, bám sát nội dung giáo dục chính thống nhưng có phương pháp tiếp cận linh hoạt để nâng cao hiệu quả học tập cho học viên.
Đội ngũ giáo viên
Các giảng viên dạy tại trung tâm dạy thêm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có chuyên môn phù hợp với môn học đăng ký giảng dạy.
- Đối với giáo viên đang giảng dạy tại các trường học, nếu tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, cần báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm và thời gian giảng dạy.

Cơ sở vật chất
Để đảm bảo hoạt động giảng dạy an toàn và đúng quy định, trung tâm dạy thêm phải có trụ sở rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu về:
- Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn và phù hợp cho việc giảng dạy.
- Hệ thống phòng học đạt chuẩn về ánh sáng, diện tích và trang thiết bị giảng dạy.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên không chỉ giúp trung tâm dạy thêm hoạt động hợp pháp mà còn tạo nền tảng vững chắc để thu hút học viên. Từ đó bạn có thể xây dựng uy tín trong lĩnh vực giáo dục. Việc tuân thủ đúng quy định ngay từ đầu sẽ giúp trung tâm vận hành ổn định, tránh các rủi ro pháp lý và phát triển bền vững trong tương lai.
Thủ tục mở trung tâm dạy thêm
Để trung tâm hoạt động hợp pháp, bạn cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Điều này giúp trung tâm tránh các vấn đề pháp lý và tạo lòng tin với phụ huynh, học viên.
Hồ sơ đăng ký
Để việc nộp và nhận giấy phép được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ bạn cần chủ bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Đối với hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: theo mẫu tại Phụ lục III-1, ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
- Giấy tờ pháp lý: bản sao CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình nếu có.
- Biên bản họp hộ gia đình: nếu trung tâm dạy thêm do nhiều thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký, cần có biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền: trong trường hợp một thành viên được ủy quyền đại diện hộ gia đình để đăng ký hộ kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
- Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần).
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập (đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần).
- Bản sao công chứng CMND/ CCCD/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn.
Đây là các hồ sơ cần có để tiến hành đăng ký mở trung tâm dạy thêm lên đến các cơ quan nhà nước. Chuẩn bị đầy đủ theo các yêu cầu trên sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và tăng khả năng được cấp phép nhanh chóng.
Nộp hồ sơ và xác nhận
Hồ sơ được nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thực tế trung tâm và xét duyệt trong vòng 10 – 20 ngày làm việc.
Nhận giấy phép và triển khai hoạt động
Khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được giấy phép hoạt động cho trung tâm dạy thêm. Sau đó, bạn có thể bắt đầu triển khai các hoạt động giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra.
Kết luận
Mở trung tâm dạy thêm là một cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, nhưng để thành công, bạn cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục pháp lý. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình giảng dạy sẽ giúp trung tâm vận hành hiệu quả và thu hút học viên. Nếu bạn còn thắc mắc nào về chủ đề này hãy liên hệ BEE PRO để được hỗ trợ nhé!
BEE PRO
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Cập nhật các bài viết từ BEE PRO để biết thêm thông tin mới nhất về kế toán, thuế và các quy định chính sách cập nhật.
BEE PRO – Đồng hành tận tâm!